1. Trước khi chi tiêu cho lễ Tết, hãy thanh toán cho xong các khoản nợ

Hãy kiểm tra và liệt kê các loại nợ bạn có trong thẻ tín dụng, thấu chi, khoản vay,...
Hãy kiểm tra và liệt kê các loại nợ bạn có trong thẻ tín dụng, thấu chi, khoản vay,…
Những ngày nghỉ lễ và dịp Tết luôn là thời điểm mà hầu hết mọi người chi tiêu nhiều hơn mức bình thường, thậm chí đây còn là dịp để mọi người mua sắm như thể mình có rất nhiều tiền và đang không mắc nợ. Cách chi tiêu này sẽ làm cho bạn nhanh chóng nợ ngập đầu chứ không hề giúp cải thiện tình hình tài chính hiện tại.
Để có một bức tranh rõ ràng hơn về số tiền nên đi về đâu, trước hết phải nhìn lại xem mình còn nợ gì không. Phải xử lí những món nợ đó trước rồi sau đó số tiền còn lại chúng ta sẽ lập danh sách những hạng mục cần chi. Vậy hãy kiểm tra các loại nợ bạn có trong các thẻ tín dụng, thấu chi, khoản vay mua nhà, mua xe, tiền trả góp, điện nước có thiếu tháng nào không, tiền wifi, tiền phòng tập… nên viết ra cả số dư trên từng khoản nợ và từng mức lãi suất riêng lẻ.
Bây giờ bạn có thể thấy rõ khoản nợ nào sắp đến hạn phải trả và khoản nào khiến bạn phải trả nhiều nhất, hãy cố gắng giải quyết chúng theo thứ tự. Sau đó hãy tổng hợp tất cả các khoản nợ của bạn lại thành một chi phí cố định, bạn luôn phải ưu tiên cho nó trước, sau đó mới lập kế hoạch mua sắm Tết, du lịch, nghỉ lễ trong khoản tiền còn lại.

2. Xem lại các chi phí đăng kí thành viên

Đôi khi, chúng ta hay để tiền trôi ra khỏi tài khoản của mình...
Đôi khi, chúng ta hay để tiền trôi ra khỏi tài khoản của mình…
Nhiều người trong chúng ta bạ đâu đăng ký đấy vì nghĩ mỗi tháng không bất bao nhiêu phí duy trì thành viên. Nhưng thực sự có nhiều hạng mục đăng kí đóng tiền rồi nhưng không dùng, như đăng kí thành viên web xem phim nhưng một tháng xem được đâu đó lần 2 lần, đăng kí tập boxing nhưng cả tháng đến phòng tập cao lắm 3 ngày, mua và đóng phí duy trì hằng tháng cho một app chỉnh ảnh mà cuối cùng đến hình còn lười chụp thì thời gian đâu mà xài app, cố gắng duy trì thành viên 5 sao cho một dịch vụ hàng không để khi cần đi máy bay bạn sẽ được ưu tiên nhưng cả năm bạn đi du lịch hoặc ng tác cũng không quá 4 lần…
Câu hỏi thực sự mà chúng ta phải tự hỏi là chúng ta thực sự cần sử dụng những dịch vụ nào? Đôi khi, chúng ta hay để tiền trôi ra khỏi tài khoản của mình mà không xem xét liệu mình có đang sử dụng các dịch vụ đó thường xuyên hay không. Nếu bạn sử dụng một dịch vụ nào đó hơn 3 lần/ tuần thì đó chính là thứ bạn nên đăng kí và đóng phí dài hạn, còn những thứ khác bạn hãy mạnh dạn bỏ qua. Số tiền tiết kiệm được từ việc này chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

3. Theo dõi các giao dịch của bạn

Cách duy nhất để bạn có thể biết mình đang chi tiêu như thế nào là theo dõi tất cả các khoản chi tiêu dù là nhỏ nhất.
Cách duy nhất để bạn có thể biết mình đang chi tiêu như thế nào là theo dõi tất cả các khoản chi tiêu dù là nhỏ nhất.
Cách duy nhất để bạn có thể biết mình đang chi tiêu như thế nào là theo dõi tất cả các khoản chi tiêu dù là nhỏ nhất. Khi bạn biết số tiền mà mình phải rất chăm chỉ mới kiếm được đang đi vào túi của ai, bạn sẽ tỉnh táo hơn khi đưa ra quyết định mua sắm hoặc tiết kiệm nó cho những kế hoạch ngắn hạn như du lịch, trung hạn như mua một gói bảo hiểm cho bản thân, con cái hoặc cha mẹ và dài hạn như đầu tư làm ăn, mua nhà, mua đất, định cư,…

4. Đừng bỏ qua việc tích điểm của thẻ tín dụng

Hầu hết thẻ credit luôn khuyến khích người dùng sử dụng bằng cách tích điểm cho bạn hoặc chiết khấu một chút hoa hồng cho bạn khi thanh toán, hoặc ưu đãi giảm giá 5% cho những dịch vụ mà ngân hàng liên kết. Hãy tận dụng điều đó để tích điểm hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng cho những thứ có giá cao, những hạng mục chi cho ng ty, mua hàng giúp bạn bè,…
Nhưng để đảm bảo rằng bạn chi tiêu kiểu này một cách khôn ngoan và không vô tình tạo ra nợ, hãy có kỷ luật với việc thanh toán đúng hạn và trả nhiều hơn mức tối thiểu mỗi tháng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cố gắng không sử dụng toàn bộ hạn mức tín dụng của bạn. Nên xài khoảng 70% hạn mức là hợp lý nhất!
Tự khuyến khích bản thân bằng một hệ thống phần thưởng để bạn có thể nhận biết rằng tình hình tài chính của mình đang tốt lên theo từng bước.
Tự khuyến khích bản thân bằng một hệ thống phần thưởng để bạn có thể nhận biết rằng tình hình tài chính của mình đang tốt lên theo từng bước.

5. Tạo hệ thống phần thưởng cho riêng bạn

Tiến tới một tương lai tài chính tốt hơn không bao giờ là một quá trình dễ dàng. Nó đòi hỏi bạn phải có tổ chức, siêng năng và đối mặt với thực tế cũng như hoàn cảnh hiện tại của bạn. Mỗi khi bạn đạt được một mục tiêu tài chính, hãy kỷ niệm điều đó một phần thưởng nhỏ cho bản thân. Tự khuyến khích bản thân bằng một hệ thống phần thưởng để bạn có thể nhận biết rằng tình hình tài chính của mình đang tốt lên theo từng bước.